Đèn lồng Hội An lung linh sắc màu cùng âm hưởng hoài vọng, cái lặng lẽ của thời gian khiến người ta đến Hội An phải đắm say, quên lối về.
Dưới màn đêm, Hội An đậm sắc phồn hoa. Bên bờ, người qua kẻ lại, lễ hội dập dìu. Câu đối treo cao chờ người đến giải. Đèn lồng rực rỡ soi sáng khắp chốn. Nhà thơ Nguyễn Ngọc từng viết về Hội An: “Đêm phố cổ… đèn lồng rực rỡ, Khách thập phương… bỡ ngỡ người qua. Có cô má thắm, gót ngà Tần ngần đứng ngắm phố xa, đèn lồng”.
Đêm Hội An, muôn màu đèn lồng và rực sắc hoa tươi sẽ là địa điểm để du khách ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp.
>> Đèn lồng hội an nhiều và lung linh hơn vào các ngày cuối tuần hoặc mùng 1, 14 âm lịch.
>> Nơi bán đèn lồng nhiều và đẹp nhất là khu chợ đêm Nguyễn Hoàng
Nếu 1 lần có cơ hội ghé thăm Hội An, bạn đừng nên bỏ lỡ những khoảnh khắc hoà mình, ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu, cảm nhận cuộc sống chậm lại và trọn vẹn trong từng phút giây nhé.
Nguồn gốc đèn lồng hội an
Đèn lồng xuất hiện tại Hội An khoảng vào cuối thế kỷ 16 khi những người Trung Hoa đầu tiên đến Hội An để trao đổi buôn bán lập nghiệp và định cư lâu dài. Cho đến nay, nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có 400 năm tuổi.
Người có công đầu tiên trong việc làm sống lại chiếc đèn lồng là nghệ nhân Huỳnh Văn Ba. Ông là người đầu tiên phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn lồng, đó là chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay. Tài năng của ông đã được người Nhật để ý đến, và chính ông là nghệ nhân làm đèn lồng đầu tiên của Hội An được Chính phủ Nhật mời sang để giới thiệu về cách làm lồng đèn.
Các loại hình đèn lồng gồm đèn hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù…Ngoải ra còn có cả những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu.
Những hình ảnh đẹp về đèn lồng hội an