Cao lầu là gì

Đến Hội An không thể bỏ qua món ăn thân thuộc với người dân nơi đây Cao Lầu. Cùng với mỳ quảng, bánh mỳ, cao lâu được xem như niềm tự hào ẩm thực của Hội An, có mặt trong hầu hết các con phố lớn nhỏ. Điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.

Giá mỗi tô Cao Lầu từ 25k-30k. Song cũng có nhiều nhà hàng phục vụ tô to, nhiều đồ ăn kèm hơn có giá 60k.

>> Ẩm thực hội an

Nguồn gốc cao lầu

Thường thì các món ăn được gắn liền với nguyên liệu, nhưng món cao lầu này lại không có chút liên quan nào. Vậy cái tên Cao Lầu từ đâu có?
Xuất hiện tại Hội An từ thế kỷ 17, theo những câu chuyện được kể lại thì Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Nguồn gốc món ăn này theo nhiều người đến từ Nhật Bản hoặc từ người Hoa, song nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm, Cao Lầu là tổng hợp nhiều nền văn hóa ẩm thực. Nhưng dù nguồn gốc từ đâu thì Cao Lầu hiện nay cũng đã gắn liền với Hội An.

cao lầu hội an 1

Nguyên liệu cao lầu

Nhìn qua thì Cao Lầu khá giống mỳ quảng nhưng cách chế biến và thành phần nguyên liệu lại phức tạp hơn.

1. Sợi cao lầu: Sợi cao lầu được chế biến từ bột gạo nhưng gạo phải là gạo tại địa phương. Gạo này trước khi xay thành bột phải ngâm vào nước tro lấy từ củi gỗ ở Cù Lao Chàm và nước để hòa tro ngâm gạo cũng phải được lấy từ giếng nước Bá Lễ. Như vậy thì sợi mì sẽ dai và chắc hơn.
Tỷ lệ pha nươc tro là 1 bí quyết vì nếu nhiều quá sẽ làm cho sợi mì bị nhão, hơi nồng mà khô quá thì sợi mì sẽ khô và bở.
Sau đó gạo được xay thành bột, để ráo nước rồi nhào bột cho mịn, cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thủy.
Tiếp theo cắt bột thành từng sợi to, hấp 3 lần rồi phơi khô. Qua nhiểu lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

2. Nhân, nước lèo: Nếu đúng theo phương thức cổ truyền thì nhân cao lầu chỉ làm từ một loại duy nhất đó là thịt heo xá xíu hay người dân xứ Quảng thường gọi tắt là thịt xíu. Để nhân được ngon thì thịt phải là thịt heo đùi loại ngon nạt, nhiều nạt ít mỡ, ướp gia vị, mắm muối, ngũ vị hương cho thấm. Nước lèo của cao lầu chỉ là thứ nước duy nhất tiết ra khi hon thịt xíu có ngũ vị hương.

Ngày nay, Cao lầu được cải tiến nhiều hơn, có thể ăn kèm với chén nước súp nấu từ xương gà, ăn kèm với bánh tráng, đậu phộng rang béo ngậy và rau thơm trà quế.

cao lầu hội an 2

Hương vị cao lầu

Cao Lầu phải được thưởng thức lúc nóng, trộn đều tất cả mọi thứ trong tô lên. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tóp mỡ vỡ tan trong miệng.

Địa chỉ ăn cao lầu

Có rất nhiều quán cao lầu ở Hội An, nhưng các điểm chúng tôi giới thiệu dưới đây luôn được du khách “chấm điểm cao” về chất lượng cũng như phong cách phục vụ.

+ Cao Lầu Cô Thanh: 26 Thái Phiên, Tp. Hội An, Quảng Nam.
+ Cao Lầu Cô Liên: Thái Phiên, Tp. Hội An, Quảng Nam.
+ Cao Lầu Cô Bé: Trần Phú (chợ Hội An).
+ Cao Lầu Bá Lễ. 45/3 Trần hưng đạo, Hội An

Đăng bởi :Vinwonders Hội An
Địa chỉ : Bình Minh - Thăng Bình - Hội An - Quảng Nam
Hotline :0567389888