Nhắc tới Tây Nguyên là chắc đến những mái nhà rông cao vút nơi tập trung bản sắc văn hóa , các hoạt động cộng đồng đã được gìn giữ qua hàng ngàn năm.
Vậy nhà rông có gì? Mà có thể chứa đựng những giá trị to và duy trì một cách lâu dài đến vậy? Không cần phải đến Tây Nguyên bạn vẫn có thể tìm hiểu về nhà rông cũng như văn hóa Tây Nguyên ngay tại Miền Trung tại Vinwonders Nam Hội An cũng với 2 kiểu kiến trúc nhà độc đáo khác Nhà 3 Gian, Nhà Rường.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về các khái niệm nhà Rông nhé.
>> ý nghĩa nhà rông : Xưa kia đã là làng Tây Nguyên, thì phải có nhà Rông, Người ta đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua kích thước, kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Bên cạnh những giá trị vật chất nó là nơi ẩn chứa những tần văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân.
Kiến trúc và đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên là tổng hợp các loại hình nghệ thuật: điêu khắc, hội họa, trang trí… trên chất liệu chủ đạo thiên nhiên như gỗ, tranh, tre, nứa, lá vốn thân thuộc trong cuộc sống mỗi ngày của các nghệ nhân.
Việc chỉ sử dụng các công cụ đơn giản như rìu, xà gạt để thi công nên thoạt nhìn các chi tiết có vẻ mộc mạc, thô ráp nhưng lại ẩn chứa sự tinh tế, hài hòa một cách tự nhiên. Đặc biệt trong kỹ thuật xây dựng nhà Rông truyền thống, ngoài các đầu cột chính, xà đỡ sàn có khoét ngàm ốp vào nhau.
Còn lại hầu hết các chi tiết đều được kết nối bằng dây buộc khéo léo, giàu chất thẩm mỹ, chắc chắn, đối xứng nhằm triệt tiêu sự xô lệch của gió về một chiều.
Nhà Rông được chia thành nhà Rông trống và nhà Rông mái, trong đó, nhà Rông trống có kích thước lớn hơn với phần mái cao chót vót, đến tận 30m. Tuy nhiên, tùy thuộc với đặc trưng kiến trúc và ước muốn của mỗi dân tộc mà nhà Rông có kích thước tùy ý. Tính từ mặt đất đến nóc, nhà Rông cao khoảng 8 - 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 - 16m; chiều dài nhà Rông tầm 10m và chiều rộng nhà Rông hơn 4m.
Về hình dáng, nổi bật nhất của nhà Rông chính là phần mái đồ sộ, hoành tráng, thoạt nhìn có vẻ mất cân đối với tổng thể nhà Rông, nhưng nếu quan sát kỹ lại thấy chúng thanh thoát và thu hút lạ thường. Có người cho rằng mái nhà Rông tựa như cánh buồm căng gió, nhưng cũng có ý kiến khẳng định mái nhà Rông là biểu tượng của lưỡi rìu, lưỡi búa,… Dù là đại diện cho hình ảnh nào thì mái nhà Rông nói riêng và tổng thể nhà Rông nói chung cũng thể hiện được sức mạnh của con người trước thiên nhiên và phong ba bão táp.
Bên trong nhà Rông sẽ là nơi cất giữ trống, cung tên, giáo mác và treo những chiếc xương sọ, xương hàm, sừng của những thú rừng đã săn bắt được. Những “món đồ” này vừa thể hiện được đặc trưng và sức mạnh buôn làng, vừa có tác dụng gia tăng sự uy nghi và dũng mãnh cho nhà Rông. Khi có lễ hội, người ta sẽ dựng chiếc cột cao giữa nhà Rông. Trên cột này là hình ảnh của mặt trời, sao tám cánh, hình thoi,… được chạm khắc tinh vi và cầu kỳ.
Với mong muốn đưa văn hóa tây nguyên giới thiệu với du khách, vinwonders nam hội an đã phục dựng một khu vực Đồi Tây Nguyên. Nơi đây có nhà rông nhà Guol Cơ Tu, nhà dài Ê Đê theo tỷ lệ 1:1, không chỉ bên ngoài mà bên trong cũng được trang trí cầu kỳ, chi tiết.
Lối đi quanh đồi tây nguyên được trồng ngập lỗi là đào cũng với đó là cánh đồng cà phê nở rộ khi mùa xuân về. Đây cũng được xem như là một trong các điểm chụp hình lãng mạn tại Vinwonders nam hội an.
>> Ngoài kiến trúc cảnh quan, khi nói về Tây Nguyên không thể không nhắc đến các chú voi và thật may mắn vì du khách cũng sẽ có dịp được “giao lưu” với 2 chú voi đến từ Tây Nguyên trong khu vực river safari.