Hát then một trong những di sản văn hóa phi vật thể được biểu diễn tại Đảo Văn Hóa Dân Gian. Hát Then được biết đến không chỉ là loại hình văn hóa nghệ thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh trong đời sống văn hóa người Tầy. Then tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội
Thời gian : 11h30
Tại : Đảo Văn Hóa Dân Gian – Vinwonders nam hội an
Bên cạnh Hát Then, du khách còn có thể xem hát Chầu Văn, hát Quan Họ là những loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc trưng của vùng Bắc Bộ tại Đảo Văn Hóa Dân Gian.
Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực
>> Không chỉ người Tây Hát Then còn có trong văn hóa của người Thái, Nùng và có tại 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang
Then có một bộ lời ca đồ sộ bằng thơ bảy chữ. Trong đó phản ánh hầu như toàn bộ đời sống xã hội của cư dân Tày, Nùng, Thái thông qua những câu chuyện thần tiên và câu chuyện cuộc đời. “Trong đấy có chuyện tình yêu, có chuyện trồng cấy, có chuyện cứu nhân độ thế. Tóm lại, có rất nhiều chuyện, nên có thể gọi là một bộ thơ trường ca của người Tày, Nùng, Thái có giá trị văn học”.
Hát Then cũng là dịp để dòng họ ôn lại những điều tâm niệm chung về những phẩm chất truyền thống đã được trau dồi như: sự đoàn kết, gắn bó trong gia đình, những quy ước chung của dòng họ nhằm duy trì kỷ cương chung như: tôn trọng người già, tôn trọng truyền thống văn hóa, lệ tục của dòng họ; đồng thời nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình có ý thức và trách nhiệm về cội nguồn, với tổ tiên với gia đình, dòng họ và chính bản thân mình.
Theo quan niệm xưa, then có nghĩa là thiên - trời, là cầu nối tâm linh chở theo lời thỉnh cầu, mong ước của con người tới thánh thần. Vì vậy vào mỗi dịp trong năm cúng cầu an, giải hạn, cúng tổ tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ đều không thể vắng bóng những giai điệu then.
Thông thường các nghi lễ cúng Then và hát Then của người Nùng ra trong 2 ngày đêm với nhiều nội dung như: Lễ cúng tổ tiên, hành trình lên mời Ngọc Hoàng ... Trong các nghi lễ đó, âm nhạc luôn luôn là yếu tố xuyên suốt với nhiều làn điệu phù hợp với từng phần nghi lễ. Ông Hoàng Văn Páo, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Hát Then gắn liền với hình ảnh cây đàn tính trở thành bản sắc văn hoá của cộng đồng tộc người Nùng nơi đây”.
Không thể tách rời với Hát Then là chiếc đàn tính.
Đàn Tính là loại đàn dây, gồm ba bộ phận chính: bầu đàn, cần đàn và dây đàn. Để có được cây đàn Tính hay, quan trọng nhất phải tìm được bầu đàn tốt. Bầu đàn làm bằng nửa quả bầu khô. Đàn Tính thường có 3 dây được làm bằng tơ se, tượng trưng cho cha, mẹ và đất nước.
Để làm được cây đàn tính cần tính kiên trì, đôi bàn tay khéo léo. Một cây đàn tính tốt, có tiếng đàn hay, chuẩn cần có hội tụ đủ các yếu tố: Bầu đàn đủ kích cỡ, đục lỗ bầu và chỉnh dây chuẩn
Nguồn : Tổng hợp