Lụa tơ tằm là một loại vải mịn, mỏng được dệt từ tơ tằm, có độ bóng, độ bền cao. Khi bị ướt độ bền có thể giảm 20%, tơ tằm thường có màu trắng, vani, màu xanh, vàng cam.
Lụa tơ tằm có bắt nguồn từ Trung Quốc, 3000 năm trước công nguyên và nhanh chóng có mặt tại Việt Nam. Trong các sách cổ trung quốc cũng nhắc đến Giao Chỉ (Việt xưa), Lâm Ấp (Hội An ngày này) là các vùng có sản lượng lụa tơ tằm rất cao, một năm đạt được tới 8 lứa.
Do vậy là ông bà ta có câu: “Một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm” .
Ngoài ý kiến lụa tơ tằm được truyền từ Trung Quốc vào Việt Nam, thì trong dân gian cũng lưu truyền tích sau về nghề dệt tơ tằm.
Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm thành hoàng.
“Công chúa là người hiền lành, xinh đẹp nhưng lại không chịu lấy chồng. Nàng từ chối ý định gả chồng của vua cha và sang sống ở trang trại khác. Nàng có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Một lần nói chuyện với bướm nâu, biết bướm nâu chỉ ăn một thứ lá dâu để đẻ ra trứng rồi nở thành sâu, nhả ra sợi vàng. Bướm đưa Thiều Hoa ra bãi dâu ven sông thấy hàng ngàn con sâu đang làm kén. Thiều Hoa xin bướm giống trứng và sâu ấy cũng như hỏi bướm cách kéo tơ rồi tìm cách đan chúng thành những mảnh, tấm nõn nà vàng tươi. Nàng đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa.
Chính cái tên Thiều Hoa gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm còn gọi đến ngày nay. Sau kỳ tích ấy Thiều Hoa đem truyền dạy cho mọi người trồng dâu, chăn tằm, kéo sợi, dệt lụa. Tấm lụa đầu tiên nàng đem tặng Vua cha. Hùng Vương khen ngợi con gái yêu và truyền cho dân chúng theo đó mà dệt lụa. Dân làng Cổ Đô, Vân Sa…rất nổi tiếng về nghề dệt lụa và nhiều làng tôn Thiều Hoa làm tổ sư nghề dệt lụa, làm thành hoàng làng của mình.”
Như vậy nghề nuôi tằm dệt lụa đã có ở Việt Nam từ rất lâu trong đó Lâm Ấp hay Hội An là một trong những nơi phát triển nhất.
Ngày nay đến Hội An, các bạn có thể ghé thăm nhiều nơi giới thiệu nghề dệt lụa như Bảo tàng lụa Hội An, khu văn hóa dân gian VinWonders Nam Hội An.
Để sản xuất được một tấm lụa tơ tằm, người thợ phải trải qua rất nhiều bước như:
Nuôi tằm: những con tằm được nuôi bằng lá dâu trong khoảng 3 - 4 tuần cho mình tròn, căng mẩy đến khi tiết một chất dịch trong suốt (gọi là tằm chín)
Tằm nhả tơ tạo kén: Những con tằm sau khi "chín" được đưa lên né để bắt đầu nhả tơ tạo kén.
Ươm tơ: Sau 4-5 ngày tạo kén, quanh mình tằm đã có một lớp kén dài đến 1km. Người thợ dệt lúc này sẽ lấy kén về, thả vào nồi nước sôi, nấu cho mềm lớp kén bên ngoài để tìm mối tơ gốc và rút sợi. Sợi tơ tằm sau khi rút được quấn vào khung gỗ và đem đi phơi nắng.
Dệt sợi: Sợi tơ sống sau khi phơi khô được đem đi dệt thành vải. Tuỳ theo loại vải và hoa văn sẽ có các cách dệt khác nhau.
Nhuộm vải: Sau khi dệt tơ thành vải, vải sẽ được mang đi luộc cho mềm và nhuộm các loại màu có nguồn gốc từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ,... để có màu sắc đẹp mắt.
Tại Đảo văn hoá dân gian của VinWonders Nam Hội An, nghề dệt lụa tơ tằm được tái hiện sinh động với sự tư vấn và tham gia của các nghệ nhân đến từ các làng lụa nổi tiếng của Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra những tấm lụa thiên nhiên này.
Ngoài ra tại đảo văn hóa dân gian còn giới thiệu rất nhiều ngành nghề truyền thống khác, đừng bỏ qua khi đến Vinwonders Nam Hội An nhé.